I. Các cấp bậc và giới hạn dành cho các cấp chứng chỉ được quy định dành cho phương tiện thuỷ nội địa được quy định như sau
i. Phân hạng bằng thuyền trưởng thuỷ nội địa
- Phương tiện có tổng công suất máy trong trên 1.000 mã lực hoặc máy ngoài trên 3000 mã lực.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
- Phương tiện chở khách trên 100 người.
- Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
- Phà có trọng tải toàn phần trên 350 tấn và trên 100 người.
- Phương tiện có tổng công suất máy trong đến 1.000 mã lực hoặc máy ngoài đến 3000 mã lực.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1.000 tấn.
- Phương tiện chở khách đến 100 người.
- Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1.500 tấn.
- Phà có trọng tải toàn phần đến 350 tấn và 100 người.
- Phương tiện có tổng công suất máy trong đến 250 mã lực hoặc máy ngoài đến 1000 mã lực.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn.
- Phương tiện chở khách đến 50 người.
- Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.
- Phà có trọng tải toàn phần đến 250 tấn và đến 50 người .
- Phương tiện có tổng công suất máy trong đến 100 mã lực hoặc máy ngoài đến 400 mã lực.
- Phương tiện chở khách sang sông có sức chở đến 20 người.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn.
Theo đó thì một số trung tâm tư nhân tư vấn Học viên lấy chứng chỉ Lái phương tiện và chứng chỉ Điều khiển phương tiện tốc độ cao có thể chạy được 150Hp là sai quy định.
* Chúng ta đều hiểu rằng, kết quả thi cử phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh trong suốt quá trình học tập.
Quy trình thi cử được thiết lập một cách rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong kết quả. Không ai có thể can thiệp vào kết quả thi nếu như bạn không trang bị cho mình một lượng kiến thức vững chắc để lái phương tiện một cách tốt và an toàn. Do đó, hãy thận trọng với những quảng cáo hứa hẹn đậu 100% và cho phép thi sớm để tránh việc mất tiền không đáng có.
ii. Phân hạng bằng máy trưởng thuỷ nội địa
- Máy trưởng hạng 1: Phương tiện có tổng công suất máy trong trên 1.000 mã lực hoặc máy ngoài trên 3000 mã lực trở lên.
- Máy trưởng hạng 2: Phương tiện có tổng công suất máy trong đến 1.000 mã lực hoặc máy ngoài đến 3000 mã lực .
- Máy trưởng hạng 3: Phương tiện có tổng công suất máy trong đến 250 mã lực hoặc máy ngoài đến 1000 mã lực.
II. Sơ Đồ Nâng Hạng Thuyền Trưởng và Máy Trưởng Theo Luật Mới 2020
Theo quy định, để lấy được bằng cấp theo nhu cầu sử dụng cũng như theo công suất máy của Du Thuyền và Cano, người học cần hoàn tất theo từng cấp và nâng hạng theo thời gian quy định. Để giúp khách hàng dễ hình dung về thời gian cần thiết để nâng hạng bằng. Chúng tôi xin gửi đến sơ đồ bên dưới để khách hàng có sự chuẩn bị thời gian phù hợp với dự định sở hữu du thuyền của mình.
III. Các Chứng Chỉ Chuyên Môn Đặc Biệt Đi Kèm Với Bằng Cấp Thuyền Trưởng và Máy Trưởng Theo Quy Định
Ngoài những bằng cấp nêu trên thì người điều khiển phương tiện còn cần bổ sung thêm các chứng chỉ đi kèm như sau:
-
Chứng chỉ điều khiển phương tiện tốc độ cao. (Để điều khiển được phương tiện chạy tốc độ trên 30 km/h)
-
Chứng chỉ an toàn ven biển. (cho thuyền viên hoạt động trên biển trong phạm vi 12 hải lý)
-
Chứng chỉ an toàn cơ bản. (Nội dung an toàn cơ bản trên phương tiện như cứu đắm, cứu thủng, cứu đối...)
-
Chứng chỉ điều khiển ven biển. (cho thuyền trưởng hoạt động trên biển trong phạm vi 12 hải lý)
-
Chứng chỉ PCCC và Cứu Hộ Cứu Nạn. (Dành cho phương tiện chở dầu, khí, gas...)
-
Chứng chỉ Nghiệp Vụ Du Lịch. (Dành cho phương tiện hoạt động dịch vụ du lịch)
IV. Định biên hay số chức danh tối thiểu trên phương tiện
Để rời bến đối với phương tiện thuỷ đúng quy định thì Bộ GTVT có quy định số chức danh tối thiểu đối với từng nhóm phương tiện, cụ thể có chia ra làm 3 nhóm phương tiện chính sau:1. Nhóm I
a) Phương tiện chở trên 100 (một trăm) khách.
b) Phà có sửc chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.
đ) Phương tiện lắp máy trong trên 1000 sức ngựa hoặc máy ngoài trên 3000 sức ngựa.
2. Nhóm II
a) Phương tiện chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100(một trăm)khách.
b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.
đ) Phương tiện lắp máy trong trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa máy ngoài trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa
3. Nhóm III
a) Phương tiện chở trên 12 (mười hai) khách đến 50(nămmươi)khách.
b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.
đ) Phương tiện gắn máy trong trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài đến 1000 sức ngựa.
Qua đây quý anh chị có thể nắm được phương tiện của mình thuộc nhóm nào rồi đúng không ạ. Vậy còn số chức danh tối thiểu phải có đối với từng loại phương tiện này thì sao:
Trích Điều 18. Biểu định biên thuyền viên của thông tư 39 (bởi đa số phương tiện là cano du thuyền) nên ở đây chúng tôi chỉ trích phần cho phương tiện chở khách chạy tốc độ cao như sau:
8. Phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc