62 Câu hỏi, đáp án thi bằng lái cano cao tốc

Ngân hàng câu hỏi thi chứng chỉ điều khiển phương tiện tốc độ cao do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ban hành
Phần 1. LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
 
  1. CẤU TRÚC VÀ THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CAO TỐC: 12 câu

Câu 1.   Phương tiện cao tốc có số đặc tính khai thác là:

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 2.   Hệ thống lái chính của phương tiện cao tốc có số loại :
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3.   Khi quay trở, tàu cánh ngầm có thể bị nghiêng ngang đến:
  1. 30
  2. 40
  3. 50
  4. 60

Câu 4.   Đường kính vòng quay trở của phương tiện thủy cao tốc, khi bẻ lái hết sang một bên mạn bằng số lần chiều dài thân tàu :
  1. 5
  2. 6
  3. 7
  4. 8

Câu 5.   Cánh ngầm của phương tiện cao tốc có tuyến hình:
  1. Mặt phẳng.
  2. Khối hộp.
  3. Lưu tuyến.
  4. Hình cầu.

Câu 6.   Trục chân vịt của tàu cánh ngầm được đặt nghiêng so với mặt phẳng ngang bằng:
  1. 90
  2. 110
  3. 130
  4. 150
Câu 7.   Nguyên nhân tàu cánh ngầm khi chạy, thân được nâng lên trên cánh :
  1. Tốc độ cao.
  2. Sự chênh áp trên và dưới cánh.
  3. Có cơ cấu đẩy từ dưới lên.
  4. Do không khí nhẹ hơn nước.
Câu 8.    Hệ thống lái mà khi tàu chạy tới, bẻ lái về bên nào mũi ngã sang bên đó gọi là hệ thống lái:
  1. Thuận.
  2. Nghịch.
  3. Gián tiếp.
  4. Chân vịt.

Câu 9.    Ăng ten của Radar có chức năng:
  1. Nhận tín hiệu từ máy thu và phát sóng vào không gian.
  2. Nhận sóng phản xạ.
  3. Đưa sóng phản xạ về máy thu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10.  Máy phát của Radar có chức năng:
  1. Phát ra sóng âm.
  2. Phát ra điện.
c.   Phát ra tia hồng ngoại
d.   Tạo ra những xung điện có tần số siêu cao, có công suất lớn và chuyển đến anten rồi phát vào không gian.

Câu 11.  Máy hiện sóng (máy chỉ báo) của Radar có chức năng:
a.   Nhận tín hiệu từ máy phát.
b.   Nhận tín hiệu đã được khuếch đại từ máy thu, biến đổi những tín hiệu thành âm thanh.
c.   Nhận tín hiệu đã được khuếch đại từ máy thu, biến đổi những tín hiệu này thành hình ảnh của mục tiêu dạng chấm sáng.
d.   Tạo ra xung điện có tần số siêu cao.

Câu 12.  Hệ thống định vị toàn cầu GPS có mấy khâu:
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4  
 
  1. ĐIỀU ĐỘNG TÀU: 50 câu

Câu 13.  Các đại lượng đặc trưng cho quán tính là:
  1. Quãng đường và thời gian.
  2. Quãng đường và vận tốc.
  3. Quãng đường và khối lượng.
  4. Vận tốc và khối lượng.

Câu 14. Tại khu vực bờ đứng nước sâu, hiện tượng hút nước giữa tàu và bờ xảy ra khi:
  1. Tàu chạy chậm gần bờ.
  2. Tàu chạy nhanh xa bờ.
  3. Tàu chạy nhanh gần bờ.
  4. Tàu chạy nhanh giữa sông.
Câu 15.  Khi điều động tàu cập cầu, cập phao, thả neo thì thường lựa chọn:
  1. Nước ngược nhẹ.
  2. Nước xuôi.
  3. Nước ngược mạnh.
  4. Nước nào cũng được.

Câu 16.  Tàu chạy ngược nước thì:
  1. Tốc độ giảm, ăn lái tốt.
  2. Tốc độ giảm, ăn lái giảm.
  3. Tốc độ không đổi, ăn lái tốt.
  4. Tốc độ không đổi, ăn lái giảm.

Câu 17.  Tàu chạy xuôi nước thì:
  1. Tốc độ tăng, ăn lái tốt.
  2. Tốc độ tăng, ăn lái giảm.
  3. Tốc độ không đổi, ăn lái tốt.
  4. Tốc độ không đổi, ăn lái giảm.

Câu 18.   Để đề phòng hiện tượng hai tàu hút nhau tốc độ của hai tàu:
  1. Không thay đổi.
  2. Cả hai đều tăng.
  3. Cả hai đều giảm.
  4. Một tăng, một giảm.

Câu 19.  Khi tàu chạy trong sông hẹp và tầm nhìn hạn chế thì:
  1. Không cần thay đổi tốc độ.
  2. Phải giảm tốc đ.
  3. Phải tăng tốc độ.
  4. Chạy thế nào cũng được.

Câu 20.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu, có nước chảy từ lái về mũi, muốn ra lái trước phải:
  1. Để lại dây dọc lái, bẻ lái ra ngoài.
  2. Để lại dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài.
  3. Để lại dây ngang mũi, bẻ lái ra ngoài.
  4. Để lại dây chéo, bẻ lái vào trong.
Câu 21.   Điều động tàu cập cầu ngược nước, khi mũi tàu vào sát cầu phải:
  1. Bắt dây ngang mũi, bẻ lái ra ngoài.
  2. Bắt dây dọc mũi, bẻ lái ra ngoài.
  3. Bắt dây dọc mũi, bẻ lái vào trong.
  4. Bắt dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài.

Câu 22Khi có người ngã xuống nước, người điều khiển tàu phải:
  1. Phải lập tức dừng máy, bẻ lái về phía người ngã, ném phao cho người ngã, theo dõi người.
  2. Phải  lập tức bẻ lái về phía người ngã, ném phao cho người ngã.
  3. Nhanh chóng  lái tàu về phía người ngã, ném nhiều phao cho người ngã.
  4. Dừng ngay tàu, cử người bơi giỏi xuống cứu người bị nạn.

Câu 23.  Tàu đang chạy mà có người ngã xuống nước thì số phao ném cho người ngã là:
  1. 1 phao.
  2. 2 phao.
  3. 3 phao
  4. Số phao ném ra không hạn chế miễn sao gần người ngã là được.

Câu 24. Khi tàu đang hành trình, có gió thổi từ lái về mũi tàu. Tính năng ăn lái tàu là:
  1. Ăn lái giảm.
  2. Ăn lái tốt.
  3. Ăn lái rất tốt.
  4. Ăn lái bình thường.

Câu 25.  Khi tàu đang hành trình có người ngã xuống nước, phải cho người nhảy ngay xuống để cứu không:
  1. Có.
  2. Không.
  3. Tùy từng trường hợp.
  4. Cho người bơi giỏi nhất nhảy xuống.

Câu 26.  Tàu đang chạy xuôi nước mà có người ngã xuống nước thì:
  1. Điều động tàu quay trở 2700 (chữ C) để cứu người.
  2. Điều động tàu quay trở 1800 (số 8) để cứu người.
  3. Điều động tàu quay trở ngay lâp tức để cứu người.
  4. Cả 3 cách trên đều được.

Câu 27.  Tàu đang chạy ngược nước mà có người ngã xuống nước thì:
  1. Điều động tàu quay trở 2700 (chữ C) để cứu người.
  2. Điều động tàu quay trở 1800 (số 8) để cứu người.
  3. Điều động tàu quay trở ngay lâp tức để cứu người.
  4. Cả 3 cách trên đều được.

Câu 28.  Khi tàu đang chạy tới, bánh lái để 00, nếu chỉ xét tác dụng của bánh lái thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không ngã sang bên nào.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 29.  Khi tàu đang chạy tới, nếu bẻ bánh lái sang phải thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không thay đổi.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 30.  Khi tàu đang chạy tới, nếu bẻ bánh lái sang trái thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không thay đổi.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 31.  Khi tàu đang chạy lùi, nếu bẻ bánh lái sang trái thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không thay đổi.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 32.  Khi tàu đang chạy lùi, nếu bẻ bánh  lái sang phải thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không thay đổi.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 33. Khi tàu đang chạy lùi, bánh lái để 0°, nếu chỉ xét tác dụng của bánh lái thì hướng mũi tàu sẽ:
  1. Ngã sang phải.
  2. Ngã sang trái.
  3. Không ngã sang bên nào.
  4. Khi ngã phải, khi ngã trái.

Câu 34.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu, có nước chảy từ mũi về lái, khi mũi tàu ngã được góc khoảng 300:
  1. Bẻ lái ra ngoài cầu, cho máy tới nhẹ, tàu có trớn tới, dây chùng, mở dây.
  2. Bẻ lái vào trong cầu, cho máy tới nhẹ, tàu có trớn tới, dây chùng, mở dây.
  3. Bánh lái để 00, cho máy tới nhẹ, tàu có trớn tới, dây chùng, mở dây.
  4. Bẻ lái ra ngoài cầu, mở dây.

Câu 35.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu, có nước chảy từ lái về mũi, muốn ra lái trước phải:
  1. Để lại dây dọc lái, bẻ lái ra ngoài.
  2. Để lại dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài.
  3. Để lại dây ngang mũi, bẻ lái ra ngoài.
  4. Để lại dây chéo, bẻ lái vào trong.

Câu 36.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu, có nước chảy từ lái về mũi, khi lái tàu ngã được góc khoảng 300 thì:
  1. Bẻ lái ra ngoài cầu, cho máy lùi nhẹ, tàu có trớn lùi, dây chùng, mở dây
  2. Bẻ lái vào trong cầu, cho máy lùi nhẹ, tàu có trớn lùi, dây chùng, mở dây.
  3. Bánh lái để 00, cho máy lùi nhẹ, tàu có trớn lùi, dây chùng, mở dây.
  4. Bẻ lái ra ngoài cầu, mở dây
Câu 37.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu, có gió ngoài cầu thổi vào muốn ra lái trước thì:
  1. Để lại dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài, cho máy tới.
  2. Để lại dây chéo mũi, bẻ lái vào trong, cho máy tới.
  3. Để lại dây dọc mũi, bẻ lái ra ngoài, cho máy lùi.
  4. Để lại dây ngang mũi, bẻ lái ra ngoài, cho máy tới.

Câu 38.  Điều động tàu cập cầu nước đứng, sóng gió yên, khi mũi tàu gần tới cầu, nếu trớn còn mạnh phải phá trớn bằng cách:
  1. Cho máy tới.
  2. Cho máy lùi.
  3. Cho ngừng máy.
  4. Cho thả neo.

Câu 39.  Điều động tàu cập cầu nước đứng, sóng gió yên, mũi tàu đã vào sát cầu, sau khi bắt được dây chéo mũi, để đưa lái tàu vào sát cầu thì:
  1. Bẻ lái ra ngoài, cho máy tới.
  2. Bẻ lái vào trong, cho máy tới.
  3. Để lái 00, cho máy tới.
  4. Bẻ lái ra ngoài, cho máy lùi.

Câu 40.  Điều động tàu cập cầu ngược nước, khi mũi tàu vào sát cầu phải:
  1. Bắt dây ngang mũi, bẻ lái ra ngoài.
  2. Bắt dây dọc mũi, bẻ lái ra ngoài.
  3. Bắt dây dọc mũi, bẻ lái vào trong.
  4. Bắt dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài.

Câu 41.  Điều động tàu cập cầu ngược nước, khi mũi tàu gần tới cầu, nếu trớn còn mạnh phải phá trớn bằng cách:
  1. Cho máy tới.
  2. Cho máy lùi.
  3. Cho ngừng máy.
  4. Cho thả neo.

Câu 42.  Điều động tàu cập cầu xuôi nước, khi lái tàu vào sát cầu phải:
  1. Bắt dây ngang lái, bẻ lái ra ngoài.
  2. Bắt dây dọc lái, bẻ lái ra ngoài.
  3. Bắt dây dọc lái, bẻ lái vào trong.
  4. Bắt dây ngang lái, bẻ lái vào trong.

Câu 43. Điều động tàu cập cầu, gió trong cầu thổi ra, khi bắt được dây chéo mũi thì:
  1. Để lái thẳng, cho máy tới để đưa lái tàu vào
  2. Bẻ lái vào trong, cho máy tới để đưa lái tàu vào
  3. Bẻ lái ra ngoài, cho máy tới để đưa lái tàu vào
  4. Bẻ lái vào trong, cho máy lùi để đưa lái tàu vào
Câu 44.  Khi điều động tàu chạy qua cầu thì thường lựa chọn:
  1. Nước ngược nhẹ.
  2. Nước xuôi.
  3. Nước ngược mạnh.
  4. Nước nào cũng được.

Câu 45.  Khi có gió lớn từ ngoài cầu thổi vào thì sử dụng phương pháp điều động cập an toàn nhất là:
  1. Cập kết hợp sào hỗ trợ.
  2. Cập với góc lớn.
  3. Cập bằng neo. 
  4. Cập với góc nhỏ.

Câu 46.  Khi chạy trong luồng hẹp, phương tiện cao tốc chỉ được vượt phương tiện:
  1. Khi tàu bị vượt đã giảm tốc độ, nhường đường, phát tín hiệu đồng ý cho vượt.
  2. Khi tàu bị vượt vẫn giữ nguyên hướng đi.
  3. Khi tàu bị vượt tăng nhanh tốc độ.
  4. Khi tàu bị vượt chạy lấn đường.

Câu 47.  Phương tiện cao tốc chạy trong luồng hẹp không được vượt phương tiện khác khi:
  1. Phương tiện bị vượt không chịu nhường đường.
  2. Nơi có biển báo cấm vượt.
  3. Tàu bị vượt vẫn giữ nguyên hướng đi, tốc độ.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 48.  Phương tiện cao tốc phải giảm tốc độ khi:
  1. Chạy gần bến cảng, công trình đang thi công.
  2. Chạy nơi có biển báo giảm tốc độ.
  3. Chạy gần các phương tiện chở dầm hàng.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 49.  Phương tiện cao tốc chạy trong luồng hẹp phải:
  1. Tăng tốc độ, tăng cường quan sát.
  2. Giảm tốc độ, tăng cường quan sát.
  3. Tăng tốc độ, chạy về bên phải.
  4. Tăng tốc độ, chạy về bên trái.

Câu 50.  Điều khiển tàu đi đường có ảnh hưởng của gió, nước ngang, để trừ hao độ dạt người điều khiển cần:
  1. Tăng tốc độ.
  2. Giảm tốc độ.
  3. Giữ nguyên tốc đô.
  4. Bẻ lái về phía đầu gió, đầu nước.
Câu 51.  Điều khiển tàu đi đường có ảnh hưởng của sóng, để giảm được ảnh hưởng của sóng hướng đi người điều khiển cần chọn là:
  1. Ngược với hướng sóng.
  2. Ngang với hướng sóng.
  3. Vát, chếch với hướng sóng.
  4. Chạy Xuôi với hướng sóng.

Câu 52.  Nguyên tắc điều động tàu cập cầu:
  1. Nước ngược nhẹ.
  2. Nước xuôi.
  3. Nước ngược mạnh.
  4. Nước nào cũng được.

Câu 53.  Điều động tàu chạy trên đoạn sông dài thì thường lựa chọn:
  1. Nước ngược.
  2. Nước xuôi.
  3. Nước ngược mạnh.
  4. Nước nào cũng được.

Câu 54.  Tàu chạy ngược nước, gió ngược thì:
  1. Tốc độ giảm, ăn lái tốt.
  2. Tốc độ giảm, ăn lái giảm.
  3. Tốc độ không đổi, ăn lái tốt.
  4. Tốc độ không đổi, ăn lái giảm.

Câu 55.  Tàu chạy xuôi nước, xuôi gió thì:
  1. Tốc độ tăng, ăn lái tốt.
  2. Tốc độ tăng, ăn lái giảm.
  3. Tốc độ không đổi, ăn lái tốt.
  4. Tốc độ không đổi, ăn lái giảm.

Câu 56.  Để đề phòng hiện tượng hai tàu hút nhau, khi vượt nhau, tốc độ của tàu vượt và tàu bị vượt:
  1. Phải chênh nhau ít.
  2. Phải chênh nhau nhiều.
  3. Không cần chênh nhau.
  4. Chênh nhau vừa phải.

Câu 57.  Để đề phòng khi tránh nhau, tốc độ của hai tàu:
  1. Không thay đổi.
  2. Cả hai đều tăng.
  3. Cả hai đều giảm.
  4. Một tăng, mt giảm.

Câu 58.  Khi tàu chạy trong kênh hẹp thì:
  1. Không cần thay đổi tốc độ.
  2. Phải giảm tốc đ.
  3. Phải tăng tốc độ.
  4. Chạy thế nào cũng được.

Câu 59.  Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu khi có nước chảy từ mũi về lái, muốn ra mũi trước phải:
  1. Để lại dây dọc mũi, bẻ lái ra ngoài
  2. Để lại dây chéo lái, bẻ lái ra ngoài
  3. Để lại dây ngang lái, bẻ lái ra ngoài
  4. Để lại dây chéo lái, bẻ lái vào trong

Câu 60. Tàu đang chạy mà có người ngã xuống nước thì người phát hiện đầu tiên phải:
  1. Báo động toàn tàu, báo cho người lái tàu biết.
  2. Báo động toàn tàu, ném phao cho người ngã, báo cho người lái tàu biết.
  3. Báo động toàn tàu, ném phao cho người ngã, theo dõi người ngã, báo cho người lái tàu biết.
  4. Ném phao cho người ngã, báo cho người lái tàu biết.
Câu 61.  Tàu đang chạy mà có người ngã xuống nước thì khi điều động tàu cứu người phải để người ngã ngang ca bin hay chỗ dễ vớt nhất, cách mạn tàu khoảng:
  1. Từ 1,0 ÷  1,5 mét.
  2. Từ 1,5 ÷  2,0 mét.
  3. Từ 2,0 ÷  2,5 mét.
  4. Từ 2,5 ÷  3,0 mét.

Câu 62.  Tàu đang chạy mà có người ngã xuống nước thì khi điều động tàu cứu người phải để người ngã phía:
  1. Mạn dưới sóng.
  2. Mạn trên sóng.
  3. Mạn nào cũng được.
  4. Ngay trước mũi tàu.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://banglaitauthuycano.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
dang ky hoc lai cano
Zalo
phone
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây